Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam đã được quy định khá cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Để thuận lợi cho người lao động nước ngoài xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam trong bài viết này KTD Law Firm xin giới thiệu một số vấn đề cơ bản về thủ tục Xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi mong rằng những thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy phép lao động này sẽ hữu ích cho những người nước ngoài có dự định làm việc tại Việt Nam.
Ngày 20 tháng 1 năm 2014 Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hàng Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH qui định chi tiết thi hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Sau đây gọi chung là Thông tư 03). Thông tư 03 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2014.
Theo nội dung của văn bản này, thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có nhiều điểm mới và thay đổi so với Nghị định số 46/2011/NĐ-CP trước đây, cụ thể:
I. Điều kiện đối với người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động nước ngoài
1.1. Những doanh nghiệp, tổ chức được sử dụng lao động nước ngoài
1.2. Xin chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài
II. Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động (Work Permit)
2.1. Các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tài Việt Nam cần phải xin cấp Giấy phép lao động
2.1. Những trường hợp không phải xin cấp Giấy phép lao động
2.3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động bao gồm:
Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
Các giấy tờ quy định trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
III. Dịch vụ tư vấn của KTD Law Firm
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn
Hotline: 0934 585 568
Hotline: 0983 209 629