THỐNG KÊ TRUY CẬP

Tôi là cổ đông nước ngoài hiện sở hữu cổ phần của 1 số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Do không tiện trong việc tham gia Đại hội cổ đông nên tôi muốn ủy quyền cho đại diện của tôi là người Việt Nam có được hay không?

Câu hỏi:

Tôi là cổ đông nước ngoài hiện sở hữu cổ phần của 1 số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Do không tiện trong việc tham gia Đại hội cổ đông nên tôi muốn ủy quyền cho đại diện của tôi là người Việt Nam có được hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 101, Luật Doanh nghiệp 2005, cổ đông là cá nhân có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác dự họp ĐHĐCĐ. Thủ tục ủy quyền được quy định tại khoản 2 Điều 101 và khoản 1, 2 Điều 12, Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết, theo đó:

- Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp ĐHĐCĐ phải được lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký theo quy định sau đây: trường hợp cổ đông cá nhân là người ủy quyền thì trên giấy ủy quyền theo mẫu của công ty phải có chữ ký của cổ đông đó và người được uỷ quyền dự họp.

- Khi tham dự phiên họp ĐHĐCĐ, người được uỷ quyền dự họp ĐHĐCĐ phải nộp văn bản uỷ quyền trước khi vào phòng họp.

Khi gửi thông báo mời họp và mẫu giấy ủy quyền cho các cổ đông là người nước ngoài, do pháp luật chưa quy định bắt buộc thông báo mời họp và mẫu giấy ủy quyền phải gửi kèm bản dịch sang tiếng nước ngoài phổ biến hoặc bản song ngữ tiếng Việt và một tiếng nước ngoài phổ biến nên thực tế hầu hết các công ty chỉ chuẩn bị thông báo mời họp và mẫu giấy ủy quyền bằng tiếng Việt. Điều này đã và đang gây ra khó khăn rất lớn cho các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ không đọc và hiểu được tiếng Việt hoặc không có người phiên dịch.

Giải pháp trước mắt là các công ty nên chuẩn bị thông báo mời họp và mẫu ủy quyền bằng tiếng Việt kèm theo bản dịch sang tiếng nước ngoài phổ thông hoặc là bản song ngữ tiếng Việt và một tiếng nước ngoài phổ biến để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ nội dung và ký vào mẫu giấy ủy quyền tiếng Việt hoặc mẫu giấy ủy quyền song ngữ đó.

Về lâu dài, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông là người nước ngoài, luật pháp nên được điều chỉnh theo hướng buộc công ty niêm yết phải chuẩn bị thông báo mời họp và mẫu giấy ủy quyền kèm theo bản dịch tiếng nước ngoài thông dụng hoặc bản song ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.

Trân trọng!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
024 3233 6555
0934 585 568
  • Thành lập doanh nghiệp

    Hotline: 0934 585 568

  • Tư vấn đầu tư

    Hotline: 0983 209 629

Bạn đọc quan tâm
Dịch vụ
Đối tác - khách hàng