THỐNG KÊ TRUY CẬP

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hành ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền  trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng). Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc liên quan.

Quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam hoặc ở một quốc gia bất kỳ chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc gia đó. Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu.

Để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo nhiều cách:

(i)      Đăng ký trực tiếp ở từng nước;

(ii)      Hoặc đăng ký qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký, Nếu đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

1.1. Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 Bản sao y công chứng.

1.2. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (do KTD Law Firm soạn thảo)

1.3. Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có khích thước không nhỏ hơn 70 x 70mm.

1.4. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có), (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...). 

2. Các công việc KTD Law Firm thực hiện:

2.1. Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu:

- Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;

- Tư vấn Phân nhóm (lĩnh vực, ngành nghề hoặc sản phẩm/dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo Bảng phân loại Nice IX của Quốc Tế.

- Tra cứu, cung cấp thông tin về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và nước ngoài;

- Đánh giá nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ ở Việt Nam và nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á);

- Tư vấn Tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với những nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam.

- Tư vấn Lựa chọn các phương án để cấu thành Nhãn hiệu Hàng hóa; tư vấn thêm các yếu tố cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.

- Tư vấn các Đối tượng bảo hộ khác liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa như Đăng ký bảo hộ Bao bì, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm...

- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu hàng hóa.

2.2. Thiết lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

- Lập Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

- In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

2.3. Tiến hành Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu:

- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục SHTT Việt Nam trong vòng 05 ngày.

- Chuyển giao hồ sơ Tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp.

2.4. Quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu:

- Theo dõi tiến trình khi có quyết định Thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.

- Soạn thảo Công văn trả lời phúc đáp nếu có Công văn yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ.

- 05 đến 07 ngày: xác lập quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

- 01 đến 02 tháng (kể từ này nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

- 12 đến 14 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa.

- Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm(kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

Hãy liên hệ với KTD Law Firm ngay bây giờ để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp nhất!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
024 3233 6555
0934 585 568
  • Thành lập doanh nghiệp

    Hotline: 0934 585 568

  • Tư vấn đầu tư

    Hotline: 0983 209 629

Bạn đọc quan tâm
Dịch vụ
Đối tác - khách hàng