THỐNG KÊ TRUY CẬP

Quy trình giải thể Công ty cổ phần tại Hà Nội

KTD Law Firm xin tóm quy trình thực hiện thủ tục giải thể Công ty cổ phần tại Hà Nội để Quý khách hàng tham khảo!

 1. Nguyên tắc chung:

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

2.  Quy trình giải thể Công ty

Bước 1: Thông qua Quyết định giải thể Công ty:

Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua Biên bản và Quyết định về việc giải thể Công ty. Trong thời hạn 07 ngày làm việckể từ ngày thông qua quyết định giải thể, quyết định giải thể và biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 2: Nộp hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh:

Thành phần hồ sơ:

1. Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (giải thể doanh nghiệp);

2. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

3. Quyết định và Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

4. Phươngán giải quyết nợ (nếu có).

Kết quả đạt được: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 3: Thực hiện các thủ tục để chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho Công ty:

3.1.    Xin xác nhận của Tổng cục Hải quan về việc Công ty không nợ các khoản thuế, phí và lệ phí khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu:

Kết quả đạt được:Công văn xác nhận của Tổng cục Hải quan về việc Công ty không còn nợ các khoản thuế, phí và lệ phí khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu;

Lưu ý!Mặc dù trên thực tế nhiều doanh nghiệp không thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu nhưng trên thực tế nhiều Chi cục thuế vẫn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thụ tục xin xác nhận của Tổng cục Hải quan như thế này trước lúc cơ quan này ra Thông báo đóng mã số thuế cho doanh nghiệp.

3.2.    Tiến hành thủ tục xin xác nhận của ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc Công ty đã tất toán tài khoản:

Kết quả đạt được: Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc Công ty đã đóng tài khoản và không có dư nợ đối với ngân hàng;

3.3.    Tiến hành thủ tục quyết toán thuế, đóng mã số thuế tại và làm thủ tục hủy hóa đơn tại chi cục thuế quản lý trực tiếp của Công ty:

Kết quả đạt được:Thông báo của Chi Chi cục thuế quản lý trực tiếp đối với Công ty về việc người nộp thuế ngừng hoạt động/đóngmã số thuế của công ty.

Lưu ý!Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Quyết định giải thể, quyết định giải thể và biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ngoài việc gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (Theo như Bước 2 và Bước 3) thì còn phải gửi cho người lao động trong doanh nghiệp (nếu có) và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh (nếu có), văn phòng đại diện của doanh nghiệp (nếu có).

Bước 4Thực hiện thủ tục hủy con dấu pháp nhân của Công ty và xin xác nhận về việc Công ty đã trả dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại Công an thành phố Hà Nội (Nếu Công ty có Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do Công an TP. Hà Nội cấp).

Kết quả đạt được:Thông báo của Công an thành phố Hà Nội về việc Công ty đã hủy con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Lưu ý!Việc hủy con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tiến hành sau khi đã nộp hồ sơ tại Bước 5, (chúng tôi sẽ giải thích sau về kinh nghiệm xử lý này!).

Bước 5: Thực hiện thủ tục đăng ký giải thể Công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội:

Thành phần hồ sơ:

1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

2. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

3. Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;

4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Kết quả đạt được: Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Quý khách hàng muốn biết thêm chi tiết quy trình giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
024 3233 6555
0934 585 568
  • Thành lập doanh nghiệp

    Hotline: 0934 585 568

  • Tư vấn đầu tư

    Hotline: 0983 209 629

Bạn đọc quan tâm
Dịch vụ
Đối tác - khách hàng