THỐNG KÊ TRUY CẬP

Thủ tục thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

I. Một số lưu ý ban đầu

1. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

- Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

- Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. 

2.   Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

- Không đáp ứng được các quy định tại mục 1 nêu trên.

- Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam.

- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

- Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

3. Điều kiện chung về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập của Chi nhánh

- Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bản sao các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hay xác nhận phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Công Thươnglà cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài.

5.   Thời hạn cấp Giấy phép :

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thươnghoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở;

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Ngay sau khi hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Công Thươngphải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép;

 6.   Nội dung hoạt động của Chi nhánh:

- Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật;

- Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định;

- Điều kiện hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà Chi nhánh phải có hoặc phải thực hiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.

7.   Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với Chi nhánh:

- Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam;

- Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được ủy quyền;

- Ít nhất là 15 ngày trước khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật;

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

8.   Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh và người đứng đầu Chi nhánh

Chi nhánh, người đứng đầu Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau:

- Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh.

- Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam.

9.   Thông báo hoạt động

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;

- Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

- Người đứng đầu Chi nhánh;

- Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp;

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh.

- Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

 10.   Mở tài khoản:

- Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh;

- Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.

- Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 II. Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh tại Việt Nam đối với thương nhân nước ngoài của KTD Law Firm

- Tư vấn tất cả các vấn đề có liên quan.

- Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thành lập Chi nhánh.

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập Chi nhánh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.

- Hỗ trợ và tư vấn qua điện thoại miễn phí 03 năm sau khi cung cấp dịch vụ.

1. Phạm vi công việc

- Tư vấn các vấn đề về thủ tục thành lập Chi nhánh và các vấn đề khác có liên quan;

- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động Chi nhánh;

- Xem xét và đưa ra ý kiến đánh giá nhằm hoàn thiện các hồ sơ/ tài liệu do khách hàng cung cấp;

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ xin cấp giấp phép;

- Thay mặt khách hàng làm việc với Công an tỉnh/ thành phố để xin khắc dấu Chi nhánh;

- Thay mặt khách hàng làm việc với Cục thuế xin cấp mã số thuế;

- Tư vấn các vấn đề có liên quan sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấp phép (thủ tục xin cấp phép lao động, thủ tục bổ nhiệm nhân sự…..).

2. Cam kết sau thành lập

- Đảm bảo tính chính xác về Nội dung và thời gian thành lập Chi Nhánh;

- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;

- Hướng dẫn các thủ tục sau khi thành lập Chi Nhánh;

- Hỗ trợ và tư vấn qua điện thoại miễn phí 03 năm sau khi cung cấp dịch vụ.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
024 3233 6555
0934 585 568
  • Thành lập doanh nghiệp

    Hotline: 0934 585 568

  • Tư vấn đầu tư

    Hotline: 0983 209 629

Bạn đọc quan tâm
Dịch vụ
Đối tác - khách hàng