Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh theo hình thức bổ sung thêm các ngành, nghề kinh doanh chưa được đăng ký hoặc rút bớt những ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không thực hiện hoạt động kinh doanh. Công ty Luật KTD là một đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh cho khách hàng. Đến với chúng tôi doanh nghiệp được tư vấn đầy đủ, nhiệt tình cũng như thực hiện thủ tục một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi muốn thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh!
1. Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
• Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân về việc thay đổi đăng ký kinh doanh.
• Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân về việc thay đổi đăng ký kinh doanh.
• Tài liệu khác đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (trong một số trường hợp cần thiết).
• Kèm theo hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao hoặc bản gốc cho áp dụng cho một số trường hợp cụ thể).
2. Dịch vụ thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh tại Công ty Luật KTD
• Tư vấn đầy đủ, tận tình các quy định pháp luật có liên quan đến thủ tục bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
• Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh và hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu hoàn thiện và chuẩn bị các giấy tờ/ tài liệu kèm theo trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh;
• Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh lên Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
• Thay mặt khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vấn đề phát sinh trong việc giải quyết hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
• Thay mặt khách hàng nhận kết quả của thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Bàn giao kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh và hồ sơ nội bộ để lưu khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
3. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Thứ nhất, nghĩa vụ thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hiện nay trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp được ghi nhận công khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thực hiện việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thứ hai, cách ghi ngành, nghề kinh doanh:
• Khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
• Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
• Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
• Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
• Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh.
• Đối với một số ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký nhưng những ngành đó yêu cầu phải có vốn pháp định tuy nhiên theo quy định của pháp luật tại thời điểm thay đổi ngành, nghề kinh doanh lần này yêu cầu vốn pháp định đối với những ngành, nghề kinh doanh đó cao hơn so với trước đây mà hiện tại doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ chưa bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành của ngành, nghề kinh doanh đó thì thông thường Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ (lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định cho những ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký) hoặc yêu cầu rút ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Ví dụ: Ngành, nghề kinh doanh bất động sản, trước đây yêu cầu mức vốn pháp định là 6 tỷ đồng nhưng hiện nay mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, do đó nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ là 6 tỷ đồng thì lần thay đổi ngành, nghề kinh doanh này cần phải xem xét để tăng vốn điều lệ lên bằng hoặc lớn hơn 20 tỷ đồng (nếu muốn giữ ngành, nghề kinh doanh đó) hoặc phải rút ngành, nghề kinh doanh này nếu doanh nghiệp không đáp ứng được….
• Ngoài việc doanh nghiệp đăng ký bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh mới hoặc rút bớt một số ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký thì khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh nếu các ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký chưa được áp đúng theo mã ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì doanh nghiệp còn phải áp mã ngành kinh tế cấp bốn cho những ngành, nghề đã đăng ký trước đây.
• Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Các luật sư của Công ty Luật KTD sẽ hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cho Quý khách hàng!
Thứ ba, các thủ tục có thể phải thực hiện sau khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh:
• Công bố nội dung thay đổi ngành, nghề kinh doanh: Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Khắc lại con dấu pháp nhân và thực hiện thủ tục thông báo thay đổi mẫu con dấu của Công ty trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: (i) Tên doanh nghiệp; (ii) Mã số doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp con dấu pháp nhân hiện tại của doanh nghiệp được khắc vào thời điểm trước đây chưa ghi nhận thông tin về Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế mà ghi nhận về số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên con dấu thì phải thực hiện thủ tục này. Trong trường hợp con dấu đã thể hiện đủ hai yếu tố trên thì không cần thực hiện thủ tục này!
Để biết thêm chi tiết về thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn
Hotline: 0934 585 568
Hotline: 0983 209 629