Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những vấn đề quan tâm của người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những quyền lợi của mình đối với BHXH và những gì cần làm khi doanh nghiệp không trả sổ BHXH cho người lao động. Vậy trong trường hợp này người lao động làm sao để bảo vệ đúng quyền lợi của mình theo đúng quy định pháp luật?
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Theo đó, khi hợp đồng lao động chấm dứt, dù trong trường hợp nào, việc doanh nghiệp không chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động là hoàn toàn trái quy định pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm thì phải làm gì?
Trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả lại giấy tờ cũng như sổ BHXH cho người lao động trong thời gian tối đa 30 ngày thì người lao động có thể thực hiện 01 trong 02 biện pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì:
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lào động, hợp đồng làm việc, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến giám đốc của doanh nghiệp để được giải quyết.
- Trong trường hợp, sau 07 làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Thứ hai, gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án:
Trong trường hợp người lao động nhận định rằng không thể thực hiện khiếu nại đối với hoàn cảnh và tính chất của việc không trả sổ bảo hiểm thì căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
DỊCH VỤ CỦA KTD
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!
Emai: luatktdmientrung@gmail.com
Luật sư: Nguyễn Xuân Hiển (094.746.9393)
Chuyên viên trợ giúp pháp lý: Thanh Tú (0354133094)
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy ấn like để ủng hộ luật sư tư vấn
Hotline: 0934 585 568
Hotline: 0983 209 629